Lý thuyết thu nhập Anne_Robert_Jacques_Turgot

Khi xác định bản chất và số lượng tiền công lao động ông vẫn theo quan điểm của W. Petty và F. Quesnay, rằng tiền công là kết quả của người bán lao động của mình cho người khác, và tiền công "giới hạn bằng một lượng tối thiểu cần thiết để người lao động tồn tại, như là để đảm bảo cuộc sống" [7]. Ngoài ra ông còn bổ sung thêm vào lý thuyết này bằng lập luận, cho rằng tiền công là một trong các yếu tố chi phối "cân bằng kinh tế toàn bộ" – khái niệm do ông đưa ra. Điều đó, theo ông, được xác định bởi một loạt các yếu tố: các giá trị sản xuất nông nghiệp, tiêu dùng các loại hàng hóa, các loại sản phẩm, số lượng người lao động và tiền công.

Về thu nhập từ tư bản hay phần trăm lợi nhuận từ vốn cho vay, A. Turgot suy xét trên phương diện đạo đức học, trích dẫn từ Phúc âm câu nói: "Hãy cho vay mà đừng đợi gì cả". Do vậy bản chất thu nhập từ tư bản được ông diễn giải như việc chia sẻ lợi nhuận giữa bên vay và bên cho vay - một bên nhận lấy điều kiện sản xuất có lợi từ vốn vay, bên kia chịu rủi ro khi chuyển giao vốn cho người khác. Ông so sánh mức phần trăm hiện hành như nhiệt kế chỉ sự dư thừa hay thiếu hụt vốn. Nói cách khác, "phần trăm thấp là hậu quả và chỉ số của sự dư thừa tư bản" [8].

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Anne_Robert_Jacques_Turgot http://www.ulb.ac.be/philo/spf/linguis/turgot.htm http://socserv2.socsci.mcmaster.ca/~econ/ugcm/3ll3... http://www.bartleby.com/65/tu/Turgot-A.html http://www.columbia.edu/cu/arthistory/courses/pari... http://usm.maine.edu/maps/exhibit7/turgot.html http://cepa.newschool.edu/het/profiles/turgot.htm http://apella.ac-limoges.fr/lyc-turgot-limoges/ http://lyc-turgot.scola.ac-paris.fr/ http://www.ac-strasbourg.fr/pedago/lettres/Victor%... http://www.cpm.ll.ehime-u.ac.jp/AkamacHomePage/Aka...